Vì sao bạn bị rụng tóc


“Thân chủ” vì lo lắng nên cứ mua đủ loại dầu gội cùng kem dưỡng cứu tóc, nhưng kết quả tóc vẫn thưa dần. Rụng tóc là một bệnh khó chữa bởi có tới 7 nguyên nhân không hề liên quan đến mỹ phẩm hay trang điểm tóc.
1. Thừa trội hormone nam
Khi cơ thể nhạy cảm hơn trước các hormone nam dư thừa, những sợi tóc bị “lĩnh đạn” đầu tiên. Chân tóc vùng trán và thóp là nơi yếu nhất vì vậy hiện tượng hói xuất phát cũng từ vùng da dầu này.
Cần phải tìm cách chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, khi vùng hói chưa lan rộng. Kích tố nam làm tăng độ nhờn sợi tóc gây cảm giác khó chịu, muốn gội đầu. Nên gội đầu ngay vào lúc cảm thấy cần thiết để chân tóc và da đầu thông thoáng.
Cần đến bác sĩ nội tiết để có những chỉ định điều chỉnh cân bằng hormone. Thuốc và tinh chất chữa rụng tóc cho mỗi ca rất khác nhau vì thế không nên tự ý chữa rụng tóc theo công thức truyền khẩu.
2. Thiểu năng tuyến giáp trạng
Chức năng của tuyến giáp trạng ảnh hưởng trực tiếp đến độ khỏe của sợi tóc.
Gõ cửa bác sĩ nội tiết để được bổ sung hormone thay thế.
3. Khủng hoảng thiếu chất
So với nam giới, phụ nữ hay bị rụng tóc do thiếu chất sắt hơn. Có người hồng cầu vẫn đủ, nhưng trong máu lại báo động thiếu sắt.
Cần làm một xét nghiệm tách riêng: kiểm tra lượng khoáng trong tóc; lượng sắt và ferin trong máu. Trong thuốc bổ vitamin tổng hợp và B conplex, liều lượng sắt không đáng kể vì thế cần thông qua bác sĩ để có chỉ định thuốc uống bổ sung sắt riêng.
4. Sau cảm cúm, sốt cao hoặc viêm
Sau một đợt ốm nặng, các tế bào miễn dịch phải “gồng” mình canh phòng ở khu vực “ngoại vi”, sợi tóc bị tê liệt theo, không đủ sức trụ lại. Có nhiều trường hợp tóc không rụng ngay mà phải đến 3 tháng sau khi ốm nặng – khi sức lực dự trữ kiệt quệ hẳn thì mái tóc bắt đầu xơ xác.
Kiểu rụng này không đáng lo ngại. Sau khi sức khỏe hồi phục tóc sẽ khỏe theo. Chỉ cần dưỡng tóc bằng một số phương pháp truyền thống như gội đầu với nước đun bồ kết, vỏ bưởi, lá dâu, lá vừng…
5. Stress kéo dài
Khắc phục bệnh tóc rụng do căng thẳng, stress là cuộc chiến lâu dài. Tóc rụng thưa dần trên đầu hoặc tập trung tạo thành từng khoang hói. Bản thân nỗi lo lắng cực độ về “cái đầu sắp bị trọc” khiến người ta gặp phải cơn stress kế tiếp – tóc càng rụng mạnh hơn. Các bác sĩ cảnh báo những cơn trầm uất vào mùa thu ảnh hưởng mạnh nhất đến tuổi thọ của sợi tóc.
Trước tiên phải tìm đến bác sĩ tâm lý để giải quyết vấn đề thần kinh căng thẳng, sau đó mới chữa rụng. Nếu chỉ chú trọng đến dầu gội và thuốc trị rụng sẽ không bao giờ thay đổi được tình thế của mái tóc yếu.
6. Sau một đợt dùng thuốc
Có nhiều loại thuốc chứa độc tố gây hói rụng tóc như thuốc làm loãng máu, thuốc chữa huyết áp và các bệnh tim mạch hoặc thuốc bổ sung một số loại hormone.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại thuốc thích hợp hơn hoặc phải chấp nhận tóc rụng để chữa những bệnh cần thiết hơn.
7. Sụt cân nhanh
Vì lý do ăn kiêng hoặc đau ốm, cơ thể bị sụt 10% trọng lượng trong vòng 2 tháng – chắc chắn sẽ có báo hiệu xấu cho tóc.
Như chúng ta đã biết, lớp mỡ có nhiệm vụ sản xuất ra hormone nữ, nếu thiếu độ cân bằng hormone, các chân sợi tóc sẽ cảm nhận trước tiên. Bên cạnh đó, sự mất mỡ đáng kể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất vitamin và khoáng hòa tan trong mỡ, sợi tóc không đủ dinh dưỡng tối thiểu.
Nếu ăn kiêng cần thực hiện từ tốn và đúng công thức. Việc bổ sung vitamin tổng hợp bừa bãi có thể gây nguy hiểm vì các vi tố thừa sẽ chống lại nhau. Cần làm xét nghiệm máu để bác sĩ chỉ định đúng loại vi tố cấp cứu cho tóc.
Tránh để cơ thể rơi vào tình trạng nghèo protein vì 95% cấu tạo sợi tóc là từ protein keratin.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét