Khi “con học nói, mẹ hói đầu…”
Để sinh ra những thiên thần nhỏ, người phụ nữ phải hy sinh quá nhiều thứ, từ sức khỏe, đến ngoại hình. Chị em phải từ bỏ vòng eo thon gọn, vòng 1 săn chắc, nước da căng mịn… Với nhiều người, còn là sự “xuống dốc không phanh” của mái tóc, khi tóc rụng mãi mà không có dấu hiệu dừng lại sau sinh con. Thế nên dân gian mới có câu “con học nói, mẹ hói đầu”. Da xấu dáng xấu còn có thể bằng trang phục, mỹ phẩm để che đi. Mái tóc xơ xác lưa thưa, đâu có cách nào che??
Tại sao sau khi sinh tóc lại rụng nhiều như thế?
Trên đầu người trưởng thành có 80 – 85% số lượng sợi tóc đang ở pha phát triển (chính là những sợi tóc dài của chúng ta). Thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có lượng hoocmon sinh dục Estrogen rất cao, hoocmon này làm kéo dài thời gian của pha phát triển, giúp tóc dài hơn, ít rụng hơn. Đây là lý do, nhiều chị em mang bầu có vòng 1, vòng 3 “nảy nở” hơn, tóc dày và đẹp hơn.
Sinh con xong, lượng Estrogen giảm mạnh, không còn tác nhân kéo dài pha phát triển của tóc nữa. Lúc này, tóc ồ ạt chuyển sang pha nghỉ (tức là pha mà tóc rụng để sau một thời gian sẽ mọc lại), khiến tóc rụng như trút khi em bé được tầm 2 – 6 tháng. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Tóc sẽ bớt rụng và mọc trở lại khoảng 9 tháng sau khi sinh. Nếu hết thời gian này mà tóc vẫn không ngừng rụng (trên 100 sợi 1 ngày) thì cần nghĩ đến bệnh rụng tóc sau sinh.
Thêm nữa, lượng Estrogen giảm khiến cho hoocmon DHT (Dihydrotestosterone) tăng lên. Mà DHT gây ra nhiều tác dụng tiêu cực đối với tóc như: Làm tăng tiết bã nhờn khiến tóc bết, nhiều dầu; làm teo nhú tóc do nguồn dinh dưỡng nuôi nhú tóc từ cơ thể bị cắt dẫn đến tóc rụng kéo dài. Việc thức khuya thường xuyên, ngủ không đủ giấc do phải chăm sóc em bé cũng là nguyên nhân khiến cho tóc rụng nhiều hơn.
Làm sao để ngăn tóc rụng kéo dài?
Bạn có biết, các sản phẩm trị rụng tóc thông thường chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất để tóc khỏe. Nhưng 80% số người bị rụng tóc lại không phải bởi tóc thiếu dưỡng chất mà là do DHT gây ra. Làm sao để giảm DHT mà không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ?
Câu trả lời là: “Giảm DHT một cách TỰ NHIÊN”!
Muốn giảm DHT một cách tự nhiên, cần phải làm cân bằng giữa nồng độ hoocmon Testosterone và DHT. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: Việc kết hợp giữa L-arginine và Kẽm làm tăng nồng độ Testosteron một cách tự nhiên, khiến cho DHT giảm đi, kéo theo các tác dụng tiêu cực do DHT gây ra giảm, làm cho tóc bớt rụng, bớt nhờn. Đồng thời, L-carnitine và Biotin có tác rụng rõ rệt trong hiệu quả giảm tiết bã nhờn của tóc. Các hoạt chất tối ưu cho sự phát triển của tóc, kích thích tóc mọc như Hà thủ ô, Vitamin B5, Biotin (Vitamin H) là cần thiết được bổ sung trong giai đoạn này.
Đừng đợi đến ngày bạn chỉ nhìn thấy da đầu mà không thấy tóc đâu mới tá hỏa đi tìm cách khắc phục, vì như vậy là quá muộn. Có thể nhú tóc (bạn gọi nó là chân tóc cũng được) đã bị teo, cơ hội phục hồi là rất ít. Hãy can thiệp ngay từ khi em bé được 9 tháng rồi mà tóc mình vẫn rụng trên 100 sợi mỗi ngày bạn nhé!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét