Rụng tóc do rối loạn nội tiết ở phụ nữ


Đối với phụ nữ, ai cũng mong muốn có một mái tóc suôn, mượt, dày để tôn vẻ đẹp nữ tính của mình. Tuy nhiên, nhiều người phải đối diện với các chứng rụng tóc khiến họ mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Một số nguyên nhân dưới đây khiến phụ nữ gặp phải chứng rụng tóc đáng lo này .

Trải qua quá trình sinh đẻ:

Ở phụ nữ, chu kỳ sinh trưởng, phát triển của tóc liên quan đến lượng estrogen trong cơ thể. Khi hàm lượng nội tiết tố tăng cao trong thời gian mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ), làm tăng tỷ lệ tóc ở pha phát triển (bình thường, pha này chỉ chiếm từ 80- 85% lượng tóc trên đầu, trong thời gian mang thai có thể tăng lên mức 95%), tóc phát triển nhanh, bóng đẹp, ít rụng. Sau khi sinh, lượng nội tiết tố trong cơ thể trở về sinh lý bình thường như khi chưa mang thai, khiến những tóc được kéo dài thời gian phát triển trước đó sẽ bị rụng. Hiện tượng bắt đầu xuất hiện sau sinh từ 1 đến 4 tháng, có thể kéo dài đến nửa năm. Một nguyên nhân nữa là trong thời kỳ sau sinh, sự rối loạn về nội tiết tố do estrogen giảm khiến DHT (một hooc môn gây rụng tóc, hói đầu) tăng lên (estrogen và DHT là hai hooc môn có tính chất đối kháng, khi estrogen tăng cao thì DHT giảm và ngược lại). DHT gây tăng tiết bã nhờn và teo nang tóc khiến tóc rụng và khó mọc trở lại.
Rụng tóc do rối loạn nội tiết ở phụ nữ

Chế độ thiếu dinh dưỡng:

Một số phụ nữ vì điều kiện kinh tế, phải lao động nặng nhưng lại ít có điều kiện bồi bổ cơ thể, số nữa còn thực hiện chế độ kiêng khem để giảm cân… Tất cả những nguyên nhân trên gây rối loạn dinh dưỡng nuôi tóc khiến tóc khó mọc trở lại.

Rụng tóc do da đầu nhờn (viêm da dầu):

Đây là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở nữ giới. Biểu hiện là tóc nhanh bết dính, gàu nhiều. Chất nhờn tiết ra quá nhiều gây cản trở quá trình trao đổi chất ở chân tóc khiến tóc yếu, dễ rụng.

Stress, căng thẳng:

Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến phụ nữ căng thẳng thần kinh. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết và làm giảm tuần hoàn máu trên da đầu gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng tóc, khiến tóc dễ rụng.

Do bệnh tự miễn hoặc một số bệnh khác.

Một số bệnh tự miễn khiến cơ thể tự tạo ra yếu tố tấn công nang tóc làm tóc dễ rụng. Ngoài ra, một số bệnh da liễu như: nấm da đầu, viêm nang lông ( viêm chân tóc), hay bệnh nội tiết như cường giáp, suy tuyến giáp, ung thư… cũng là nguyên nhân khiến tóc rụng.

Giải pháp nào cho chị em?

Theo các chuyên gia da liễu, để hạn chế tóc rụng và kích thích tóc sớm mọc trở lại cần giữ chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động, thiền hoặc yoga để trạng thái tinh thần tốt nhất, tránh rơi vào tình trạng stress. Quan trọng nhất là khi bị rụng tóc cần tìm hiểu xem nguyên nhân hoặc yếu tố gây rụng tóc là gì để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét